Đào tạo

Ngày 01-04-2019

Ngành Hộ sinh - Hệ cao đẳng

Hộ sinh là ngành liên quan đến những chuyên môn về sinh nở và được đào tạo bài bản liên quan đến những kiến thức chuyên về chăm sóc và bảo vệ phụ nữ và trẻ sơ sinh. Nhằm đảm bảo về mặt sức khỏe, tâm; sinh lý và sự an toàn tuyệt đối cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tên ngành: HỘ SINH

Mã ngành: 6720303

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 3 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

       Đào tạo người Hộ sinh là nhân lực trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ cao đẳng; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

 Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành Hộ sinh; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

 1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Người học tốt nghiệp ngành Hộ sinh có khả năng thực hành nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước,cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học: 33

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 120 tín chỉ

- Khối lượng các môn học chung /đại cương: 465 giờ

- Khối lượng các môn học chuyên môn:  2840 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 689 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm:  2433 giờ

3. Nội dung chương trình: 

TT

Mã môn học

Tên môn học, Mô đun

Tổng tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng giờ

Trong đó

LT (giờ)

TH (giờ)

Kiểm tra (giờ)

I

 

Các môn chung/đại cương

 

 

 

 

 

1

MH183

Giáo dục chính trị

5

75

41

29

5

2

MH184

Pháp luật

2

30

18

10

2

3

MH185

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

4

MH186

Giáo dục quốc phòng và An ninh

3

75

36

35

4

5

MH187

Tin học

3

75

15

58

2

6

MH188

Tiếng Anh

6

120

42

72

6

7

MH189

Sinh học DT

2

30

28

0

2

 

 

Tổng

23

465

185

255

25

II

 

Các môn học, mô đun chuyên môn ngành nghề

 

 

 

 

 

II.1 

 

Môn học, mô đun cơ sở

 

 

 

 

 

8

MH190

Giải phẫu- Sinh lý - Giải phẫu sinh lý chuyên ngành

3

45

42

0

3

9

MH191

Thực hành Hoá sinh

2

60

0

56

4

10

MH192

Thực hành Vi sinh - Ký sinh trùng

2

60

0

56

4

11

MH193

Sinh lý bệnh

2

30

28

0

2

12

MH194

Điều dưỡng cơ bản

3

45

42

0

3

13

MH195

Thực hành điều dưỡng cơ bản

4

120

0

112

8

14

MH196

Dược lý

3

45

42

0

3

15

MH197

Dịch tễ và các bệnh truyền nhiễm

2

30

28

0

2

16

MH198

Giáo dục sức khỏe

2

30

28

0

2

17

MH199

Tổ chức Y tế - Y đức

2

30

28

0

2

 

 

Tổng

25

495

238

224

33

II.2 

 

Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

 

 

 

 

 

18

MH200

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học

3

45

42

0

3

19

MH201

Thực hành chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén

3

90

0

84

6

20

MH202

 Thực hành chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ

3

90

0

84

6

21

MH203

Chăm sóc bà mẹ sau đẻ, phụ nữ phá thai

3

45

42

0

3

22

MH204

Chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi

3

45

42

0

3

23

MH205

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng - Dân số - KHHGĐ

3

45

42

0

3

24

MH206

Quản lý hộ sinh

2

30

28

0

2

25

MH207

Thực hành chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học - Bà mẹ trong thời kỳ thai nghén (LS Sản 1)

8

320

0

304

16

26

MH208

 Thực hành chăm sóc bà mẹ trong chuyển dạ và sinh đẻ (LS Sản 2)

8

320

0

304

16

27

MH209

Thực hành chăm sóc bà mẹ sau đẻ, phụ nữ phá thai (LS Sản 3)

8

320

0

304

16

28

MH210

Thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng - Dân số - KHHGĐ (LS Sản 4)

5

200

0

190

10

29

MH211

Thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh, chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi (LS Nhi)

6

240

0

228

12

30

MH212

Thực tập cộng đồng

2

80

0

76

4

31

MH213

Thực tập tốt nghiệp

10

400

0

380

20

 

 

Tổng

67

2270

196

1954

120

II.3.

 

Môn học bổ trợ

 

 

 

 

 

32

 

Tự chọn 1 (Chọn 1 trong các học phần sau)

2

30

28

0

2

32a

MH214

Điều dưỡng Nội khoa

 

 

 

 

 

32b

MH215

Điều dưỡng Ngoại khoa

 

 

 

 

 

32c

MH216

Kỹ thuật soạn thảo văn bản

 

 

 

 

 

32d

MH217

Dinh dưỡng - Tiết chế

 

 

 

 

 

32e

MH218

Sức khoẻ và môi trường

 

 

 

 

 

32f

MH219

Khống chế nhiễm khuẩn

 

 

 

 

 

32g

MH220

Tiếng Anh chuyên ngành

 

 

 

 

 

33

 

Tự chọn 2 (chọn 1 trong các học phần chuyên sâu)

3

45

42

0

3

33a

MH221

Các bệnh mạn tính liên quan đến thai nghén và sinh đẻ

 

 

 

 

 

33b

MH222

Chăm sóc phẫu thuật trong sản khoa

 

 

 

 

 

33c

MH223

Phá thai an toàn

 

 

 

 

 

33d

MH224

Chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con

 

 

 

 

 

33e

MH225

Phục hồi chức năng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản  

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

5

75

70

0

5

 

 

Tổng toàn chương trình

120

3305

689

2433

183

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

     Căn cứ vào điều kiện cụ thể và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học trong chương trình môn học.

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng ngànhHộ sinh và phải tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp cho người học.

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành theo quy định của trường.

Đính kèm:

Các bài liên quan